Nuôi dưỡng tình yêu sách cho con ngay từ lúc 0 tuổi

Nuôi dưỡng tình yêu sách cho con ngay từ lúc 0 tuổi

Cũng giống như người lớn chúng mình, mình luôn tin rằng mỗi em bé đều có những nét tính cách, sở thích, cách tiếp nhận thông tin khác nhau. Có em bé thích nghe, có bé thích nhìn, có em bé lại thích sờ, chạm, mút…

Và có bé thích sách, còn có bé thì không.

Tuy là vậy, nhưng chúng mình cũng đừng quyết định thay con ngay từ lúc ban đầu, hãy cứ giới thiệu cho con những cuốn sách thật hay, hãy kiên nhẫn với con 1 tí nhé. 6 tháng đầu đời chính là thời điểm vàng để giúp con quen thuộc với việc đọc sách, và hình thành thói quen đấy ạ.

Mẹ Nếp xin phép lưu ý giúp các mẹ 1 số điểm nên làm nhé:

1. Thời điểm bắt đầu giới thiệu sách cho con

Như Nếp thì là sau tháng trăng mật ăn ngủ li bì đầu tiên, con có 1 – 1,5 tiếng tỉnh táo vui vẻ giữa các nap ngủ, mình cho con xem 1 số tranh đen trắng trước, rồi đến sách.

Bắt đầu khi nào cũng được, nhưng hãy chọn thời điểm con vui vẻ, ngủ đẫy giấc, ăn đủ no để bé không cáu nhé.

2. Khi mới bắt đầu, mỗi lần đọc sách nên là bao lâu?

– Chẳng có giới hạn nào chính xác cả, nhưng cá nhân mình nghĩ thì chỉ nên cho bé làm quen 5 – 7p thôi. Con chưa thể tập trung được nhiều, mà mắt con khi mới sinh cũng nhìn chưa full Hd đâu ấy. Nhìn lâu sẽ mỏi, khó chịu, dễ khô mắt.

3. Nên chọn sách gì?

– Những cuốn sách hợp lí cho việc bắt đầu nên là những cuốn có vần, điệu, nhiều từ láy, từ gợi hình, tả âm. Vừa dễ đọc cho mẹ mà lại còn êm ái với tai con. Hình vẽ nên đơn giản, tập trung, rõ ràng. Tránh xa các cuốn vẽ lộn xộn, nhiều màu rực rỡ. Nhiều mẹ nghĩ trẻ con sẽ thích, nhưng thực sự thì chúng nó chỉ tò mò chút thôi rồi sau đó sẽ chán ngay. Vì chúng nó nhìn chưa hiểu ? nhiều màu mè quá cũng khiến con bị bối rối. Nên để dành chúng tới khi con lớn hơn đã nhé!

4. Hãy cùng con “ôn” lại nội dung cuốn sách đã đọc trước khi đi ngủ nhé!

– Trước khi vào giấc đêm, nếu có thể, mẹ hãy ôm con hoặc nằm cạnh con, thủ thỉ lặp lại nội dung cuốn sách ban ngày 2 mẹ con đã đọc. Riêng việc được nghe giọng nói  dịu dàng quen thuộc của mẹ đã khiến con cực kì hạnh phúc rồi ấy, cũng sẽ khơi gợi nhu cầu và sự tò mò của con với việc đọc sách hơn.

5. Hãy bình tĩnh vượt qua bão “cắn xé gặm mút”.

Đến tháng thứ 6, 7; bọn trẻ hay có 1 giai đoạn là nhét tất cả mọi thứ vào miệng để “thử 1 tí”, xé sách chơi chơi nghe cho vui. Nhiều mẹ hiểu nhầm tín hiệu này là việc con “từ chối” đọc sách, nên bắt đầu bớt giao lưu với con qua sách lại. Lâu dần, khiến con cũng quên luôn.

Tuy nhiên, đa số đứa trẻ nào cũng sẽ có giai đoạn ấy thôi, việc cắn xé gặm mút cũng là 1 cách để khám phá và tò mò ấy mà ?

Việc của mẹ là sắm những cuốn sách in bằng mực an toàn này, (mẹ Nếp chẳng thích sách vải tí nào, vì nội dung sách vải cực chán, chưa kể cứ thấy… bẩn bẩn, vì vải thường ngấm nước dãi bọn trẻ lâu hơn, cho con chơi sách vải thoải mái nhiều khi khiến chúng không còn coi đó là sách nữa lun), đặt con lên lòng này, đọc cho con nghe ở tư thế ngồi và cố gắng giữ cuốn sách xa tầm tay của con. Khi nào con vồ lấy chực cho vào miệng, hãy cầm tay con cùng lật trang, cùng chỉ hình, để con thực sự tham gia vào việc đọc sách, con sẽ xao nhãng mà quên béng vụ mút mát đi.

Việc đánh lạc hướng này không phải với bạn nhỏ nào cũng có hiệu quả, vì mỗi bạn mỗi tính mà, nhưng mình vẫn cho rằng có thể thử trước khi tuyên bố rằng “con tôi chả thích sách tí nào”.

Việc tạo cho con thói quen đọc sách, về lâu dài hay ngay trước mắt đều có nhiều lợi ích: Giúp con khám phá về cuộc sống một cách an toàn hơn thiết bị điện tử (xem ti vi hay điện thoại không xấu. Chỉ là sẽ có hại khi con còn nhỏ vì ánh sáng xanh cực kì độc luôn ấy); đa dạng nội dung, giúp mẹ và con có thời gian để chơi cùng nhau, giúp con gắn bó với mọi người hơn. Và sẽ giúp con tích luỹ một vốn từ vựng khổng lồ mà bạn sẽ ngạc nhiên khi con biết nói.Mong những em bé bỏng của chúng mình sẽ là 1 em bé yêu sách, thích khám phá, vui vẻ và hoạt bát ?

Share your thoughts