tao hung thu doc sach

Những gợi ý về việc tạo hứng thú đọc sách cho con (dựa trên kinh nghiệm cá nhân 2 năm non trẻ làm mẹ của mình =))))

1. Chọn thời điểm đọc sách phù hợp

Thực ra thì có thể đọc sách bất cứ lúc nào, nhưng với những em bé hiếu động, thì hãy chọn thời điểm con vừa ăn no xong hoặc là con chuẩn bị đi ngủ, tâm trạng con lúc đó sẽ thấy thoải mái, kiên nhẫn hơn với cuốn sách nhé. Mà lần đầu đọc, con vứt sách đi cũng là chuyện bình thường các bác ạ. Mình cứ đọc thôi, đọc thật to, thật thu hút, giả vờ ồ à, lên bổng xuống trầm, tấm tắc tấm tắc. Đứa trẻ nào cũng thích được tương tác với ba mẹ cả, nên sẽ đến lúc con tự trèo vào lòng mẹ đòi đọc sách cho nó nghe thôi, miễn là bố mẹ kiên nhẫn hơn con.

2. Chọn tư thế phù hợp.

– Với em bé dưới 6 tháng, thì để em nằm ngửa hoặc sấp, rồi ba mẹ cũng nằm theo con nhé, làm thế nào để con thấy thoải mái nhất là được. Và nhớ là đừng cố giữ khi con k chịu nằm im. Con lật thì mình lật theo con, con ngửa thì mình ngửa theo con.

3. Chọn không gian phù hợp.

– Nên là một nói yên tĩnh, êm ái thoải mái, không có nhiều nguồn gây kích thích mạnh như ti vi, điện thoại, nhiều người nói chuyện, hoặc là chỗ có quá nhiều đồ vật mới lạ trong tầm tay.

4. Đừng đặt câu hỏi quá nhiều

– Cứ để việc đọc sách là … đọc sách thôi, đừng bắt con phải tập trung, đừng hỏi con quá nhiều rồi yêu cầu con tương tác với mình, đôi khi em bé sẽ bị áp lực và chán ghét việc đọc sách.

5. Hãy nhập vai

– Sách truyện cho bọn con nít nhiều cuốn khó đọc cực kì, nhưng hãy là diễn viên lồng tiếng tài ba, sẵn sàng đóng vai gà kêu quác quác, chó sủa gâu gâu, nam giả nữ, rồi nữ giả nam,… hãy nhập vai say sưa và thay đổi giọng điệu khi đọc, con có thể đoán định và phân biệt dựa trên các tone giọng của bố mẹ, cũng sẽ thấy hấp dẫn hơn rất nhiều.

5. Đừng máy móc

– Mỗi cuốn sách chỉ nên là 1 chất liệu, và bố mẹ hãy sáng tác thêm bớt mỗi lần đọc nhé. Đừng dập mẫu y nguyên, đừng lặp đi lặp lại một cách đọc từ ngày này qua ngày khác. Hãy cùng con khám phá cuốn sách và tự sáng tác câu chuyện của riêng mình.

6. Đừng cố quá, hãy dừng khi đúng lúc.

– Nếu con thực sự chả có chút hứng thú nào với cuốn sách, thì ok, bạn hãy dẹp cuốn sách đó qua 1 bên và chơi cùng con trò con muốn. Sau đó, hãy thử lại khi con sẵn sàng hơn. Và nhớ nói với con nhé, rằng “nếu con chưa thích, mẹ cất đi trước nhé. Lát nữa chúng mình cùng nhau đọc thử 1 cuốn khác được không nào?”. Tin mình đi, trẻ con 3 tháng tuổi đã có thể hiểu được phần nào lời ba mẹ nói rồi đấy, miễn là bạn tin như thế ?

Share your thoughts