Bắc Bộ – Cái nôi của nền văn hóa Việt

Series bài “Vẻ đẹp đất nước” được xây dựng nhằm tôn vinh giá trị văn hóa – con người – ẩm thực – thiên nhiên của mỗi vùng miền trên đất nước ta, nằm trong chuỗi bài viết truyền thông cho dòng sách “Em yêu Việt Nam mình” được Lionbooks phát hành. 

Việt Nam mình đẹp vô cùng, nơi đâu cũng là rừng vàng, biển bạc, đồng lúa bạt ngàn, con người thân thiện, văn hóa – lịch sử có bề dày cả ngàn năm,… Tất cả đều là những chất liệu tuyệt vời nhất để nuôi dưỡng những em bé Việt lớn lên, trưởng thành hạnh phúc, mang trong mình sự tự tin, tự hào dân tộc.

Ba mẹ tham khảo những bộ sách thuộc dòng sách Em yêu Việt Nam mình tại: https://lionbooks.vn/danh-muc-san-pham/tu-sach-viet-nam-que-minh/ 

1. Vị trí địa lý

Bắc Bộ hay là miền Bắc là một trong 3 vùng lãnh thổ của Việt Nam (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ, và Nam Bộ). Dân cư Bắc Bộ tập trung đông tại Đồng bằng sông Hồng, dù rằng đồi núi chiếm đa số diện tích Bắc Bộ. Bắc Bộ gồm 3 tiểu vùng là Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Đôi khi 2 tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc được gộp chung thành Trung du và miền núi phía Bắc.

2. Văn hóa đời sống

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Việt đã chinh phục được thiên nhiên cụ thể là việc đào mương, đắp bờ, đắp đê góp phần tạo nên diện mạo đồng bằng như ngày nay. Các con đê đã được tạo dựng dọc các con sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Đối với đời sống sinh hoạt thường ngày cũng thể hiện được sự gần gũi với thiên nhiên thông qua các ngôi nhà ở của các cư dân Bắc Bộ thường không có chái và xung quanh nhà thường có những hàng rào cây dâm bụt và những bụi chuối để tạo bóng mát.

Theo văn hóa Bắc Bộ, cách ăn mặc của cư dân ở khu vực này cũng thể hiện sự thích ứng với thiên nhiên, màu sắc trang phục là màu nâu. Đàn ông đi làm với y phục là chiếc quần lá tọa, chiếu áo cánh màu nâu sống. Đàn bà thì chiếc váy có màu thẫm còn áo màu nâu. Vào dịp lễ tết hay lễ hội hè thì trang phục có phần khác biệt hơn. Đàn ông thì quần trắng, áo dài the, chít khăn đen, đàn bà sẽ mặc áo dài mớ ba mớ bảy.

3. Văn hóa ẩm thực

Bắc Bộ là nơi định cư lâu đời của tổ tiên nên từ món ăn đến cái mặc đều được sàng lọc và trở thành chuẩn mực không dễ gì thay đổi. Người miền Bắc thích những món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhè nhẹ từ các nguyên liệu như dấm, mè và mẻ nhưng độ chua của những món ăn thì ít hơn người miền Nam và vẫn giữ được đầy đủ hương vị truyền thống nhất. Điều đặc biệt trong những món ăn của Bắc Bộ là các vị món ăn thường tuân theo quy luật âm dương ngũ hành nên chúng thường hài hòa, dịu nhẹ. Phở là một món ăn truyền thống đặc trưng cho văn hóa Bắc Bộ, nước dùng phở trong, ngọt bởi xương bò và được sử dụng sá sùng khô để tạo mùi vị đặc biệt. Bát phở của người miền Bắc thường chỉ ăn kèm với tương ớt và vài quả ớt cùng các loại rau húng để tạo nên hương vị đặc biệt nhất.

4.Các di tích

Khi nhắc đến Bắc Bộ, mọi người sẽ nghĩ ngay đến những di tích lịch sử mang đậm truyền thống văn hóa Bắc Bộ như đền, đình, chùa, miếu. Nhiều di tích văn hóa nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn ở ngoài nước như đền Hùng, khu vực Hoa Lư, thành Cổ Loa, chùa Hương, chùa Dâu, chùa Bái Đính, chùa Tây Phương. Không chỉ gây ấn tượng với các di tích, thắng cảnh đẹp mà Bắc Bộ còn được biết đến là nơi sở hữu kho tàng văn học dân gian phong phú với nhiều thể loại như thần thoại, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyền trạng. Không chỉ thế, ca dao miền Bắc còn có phần trau chuốt, góp phần mang lại văn hóa Bắc Bộ đặc sắc, mang đậm bản sắc dân tộc. Ngoài ra, Bắc Bộ còn nổi tiếng với các loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian như hát quan họ, hát xoan, hát chầu văn, hát trống quân, hát chèo, múa rối.

5. Lễ hội

Lễ hội là một hình thức thể hiện tín ngưỡng của văn hóa Bắc Bộ góp phần tạo dựng nên nền văn hóa tiến bộ, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc. Các tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như tục thờ Thành hoàng, thờ mẫu, thờ ông tổ nghề đều tổ chức hàng năm ở hầu hết các làng quê Bắc Bộ. Các lễ hội truyền thống của miền Bắc như hội chùa Hương (Hà Tây), hội Đền Hùng (Phú Thọ), hội Gióng ( Hà Tây), hội Lim (Bắc Ninh) là kết quả của những tinh hoa văn hóa dân tộc được kế thừa chọn lọc qua các thời kỳ lịch sử. Những lễ hội ấy đã mang lại một nét tiêu biểu trong văn hóa của vùng châu thổ Bắc Bộ.

Bắc Bộ là vùng đất có bề dày lịch với những giá trị văn hóa, phong tục truyền thống độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc. Văn hóa Bắc Bộ là sự giao hòa giữa tự nhiên và con người, phát triển dựa trên sự kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc và kết hợp có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại.

Các bộ sách thuộc dòng sách “Em yêu Việt Nam mình” được Lionbooks phát hành lấy cảm hứng từ văn hóa Bắc Bộ nước ta

Bộ Xuân Hạ Thu Đông: Khám phá vẻ đẹp 4 mùa đặc trưng của miền Bắc. Các em bé sẽ được vi vu trải nghiệm hương thơm của mùa Xuân miền Tây Bắc Bộ, thanh âm mùa Hè rộn ràng nơi thành phố biển, sắc màu mùa Thu của miền đồng bằng lúa chín vàng ươm và bao hương vị thơm ngon của Hà Nội mỗi mùa đông đến.

Hương của mùa Xuân – mùa xuân miền núi phía Bắc nước mình thơm ngào ngạt ngào mùi hoa, mùi bánh, 𝐦𝐮̀𝐢 𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 ấm áp, hạnh phúc của không khí ngày Tết rộn ràng.
Thanh âm mùa Hạ: những 𝐚̂𝐦 𝐭𝐡𝐚𝐧𝐡 mùa hạ mới có mang đến niềm vui và năng lượng mới
Sắc màu mùa Thu: mùa thu miền đồng bằng trong trang sách hiện lên như một tác phẩm nghệ thuật đầy 𝐦𝐚̀𝐮 𝐬𝐚̆́𝐜 và nhiều điều thú vị
Vị của mùa Đông: những 𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐯𝐢̣ ngọt ngào của mùa đông Hà Nội chắc chắn là một màn kết thúc trọn vẹn cho chuyến hành trình khám phá vẻ đẹp 4 mùa miền Bắc Bộ

Cuốn “Chuyện mùa trăng”: Tôn vinh ngày lễ truyền thống của dân tộc ta – Tết Trung thu. Cuốn sách đã tái hiện một bầu không khí lễ hội vừa tươi vui, vừa đầm ấp, quây quần, vừa mang đậm chất thơ của mùa thu miền đồng bằng Bắc Bộ.

Chuyện mùa Trăng – Tết Trung thu của làng Hồng Đỏ đã tái hiện một cách trọn vẹn nhất sự nhẹ nhàng, trong trẻo của mùa Thu Bắc Bộ

Share your thoughts