Tây Nguyên đại ngàn nuôi dưỡng những tâm hồn Việt

Series bài “Vẻ đẹp đất nước” được xây dựng nhằm tôn vinh giá trị văn hóa – con người – ẩm thực – thiên nhiên của mỗi vùng miền trên đất nước ta, nằm trong chuỗi bài viết truyền thông cho dòng sách “Em yêu Việt Nam mình” được Lionbooks phát hành. 

Việt Nam mình đẹp vô cùng, nơi đâu cũng là rừng vàng, biển bạc, đồng lúa bạt ngàn, con người thân thiện, văn hóa – lịch sử có bề dày cả ngàn năm,… Tất cả đều là những chất liệu tuyệt vời nhất để nuôi dưỡng những em bé Việt lớn lên, trưởng thành hạnh phúc, mang trong mình sự tự tin, tự hào dân tộc.

Ba mẹ tham khảo những bộ sách thuộc dòng sách Em yêu Việt Nam mình tại: https://lionbooks.vn/danh-muc-san-pham/tu-sach-viet-nam-que-minh/ 

1. Vị trí địa lý

Tây Nguyên hay vùng cao nguyên Nam Trung Bộ là khu vực với địa hình cao nguyên bao gồm các tỉnh xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ phía Bắc xuống Nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên là vùng thuộc miền Trung Việt Nam. Tây Nguyên cùng với Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành miền Trung Việt Nam.

2. Văn hóa

Với đồ bào dân tộc thiểu số, họ có nhiều nét văn hóa rất đặc trưng. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về văn hóa Tây Nguyên bạn nhé. Văn hóa của người Tây Nguyên thực sự có rất nhiều điều đáng để chia sẻ. Một trong số đó là những bản sử thi hào hùng in đậm dấu ấn, lối sống của người dân. Ngoài ra, Tây Nguyên còn có văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản cho nhân loại. Những lễ hội của người Tây Nguyên cũng là dịp để họ thể hiện bản sắc nghệ thuật của vùng cao. 

Tây Nguyên là vùng thể hiện đa dạng các sắc thái văn hóa. Chúng được thể hiện qua nghệ thuật cồng chiêng. Văn hóa vùng cao cũng được thể hiện qua kho tàng văn học và lễ hội các dân tộc Tây Nguyên. Tây nguyên là một trong 3 tiểu vùng của miền Trung. Nó bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Văn hóa Tây Nguyên được hình thành và ảnh hưởng của “văn minh nương rẫy” thay vì “văn minh lúa nước” như ở đồng bằng. Tất cả các lĩnh vực nghệ thuật, văn học, lễ hội đều khác biệt. Trên đây là những biểu hiện cụ thể nhất.

3. Con người – Thiên nhiên

Sinh sống chủ yếu ở Tây Nguyên là dân tộc Kinh, chiếm hơn 60% dân số nơi này. Bên cạnh đó, Tây Nguyên còn là mái nhà của các dân tộc: Gia Rai, Ê Đê, Cờ Ho, Nùng,…

Những ai đã một lần đến với vùng đất này sẽ không bao giờ quên được những ấn tượng về con người và thiên nhiên nơi đây. Khi bạn đặt chân xuống với núi rừng chắc chắn ai cũng đều bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí của núi rừng. Sự mạnh mẽ quyến rũ của những dòng thác nước trắng rầm rì tuôn chảy và vẻ đẹp bất tận của miền sơn nước. Với vẻ đẹp hoang dại đến yên bình cộng hưởng với không khí trong lành tạo cảm giác thư thái nhất dành cho mỗi du khách khi đặt chân đến mảnh đất này, xua tan đi bao nỗi mệt mỏi lo âu của cuộc sống đời thường.

Thời điểm từ tháng 3 trở đi sẽ là thời điểm thích hợp nhất để bạn ghé thăm mảnh đất này. Thời điểm này rừng ngập tràn hoa trắng của những cây cà phê bao trùm khắp núi rừng tạo nên một cảm giác thích thú trong lòng du khách. Không những thế  bạn có thể thả hồn bên những thác nước, dòng sông thơ mộng để ngắm toàn cảnh sông núi rừng hùng vĩ. Thiên nhiên hùng vĩ làm say lòng mọi du khách khi đặt chân đến mảnh đất này, đây chỉ là một phần trong chuyến. Sẽ còn rất nhiều địa điểm nổi tiếng khác đang chờ bạn khám phá và trải nghiệm, đảm bảo mọi người sẽ không bao giờ quên những khoảnh khắc đáng nhớ khi nghỉ ngơi và tham quan tại núi rừng.

4. Ẩm thực Tây Nguyên

Nói đến ẩm thực Tây Nguyên, người ta sẽ nghĩ ngay những món dân giã với cách chế biến độc đáo đậm chất miền núi. Ẩm thực, con người cùng những phong tục, tập quán riêng giữa núi rừng hùng vĩ và các đồi cà phê bạc ngàn là điểm thu vị thu hút phượt thủ trên mọi miền tổ quốc.

Ẩm thực Tây Nguyên đi kèm với các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc là một trong những điểm mời gọi du khách. Đây cũng chính là điểm mạnh của vùng để đầu tư, phát triển du lịch, cải thiện đời sống người dân. Những nét đặc trưng khiến bạn bất ngờ về ẩm thực Tây Nguyên mà ai đến đây cũng ấn tượng và nhớ mãi không nguôi: gần gũi với thiên nhiên, hạn chế tối đa chất bảo quản, được chế biến thủ công, tận dụng những nguyên liệu sẵn có.

Một vài món ngon làm nên nét hấp dẫn của ẩm thực nơi đây: cơm ống rượu cần, phở khô, gà nướng,…

Những cuốn sách được viết nên từ chất liệu Tây Nguyên trên tủ sách Sư Tử Bé

Bộ sách “Em yêu Việt Nam mình” – Câu chuyện của Minh và Voi Đing Đoong: Bộ sách gồm 3 cuốn là hành trình của bạn voi Đing Đoong từ khi còn nhỏ sống cùng buôn làng và đồng bào Ê Đê. Đến khi lớn lên, được sự ủng hộ của mọi người, Đing Đoong tìm sau bao nỗ lực đã về với rừng và gia đình của mình.

Là bộ sách thiếu nhi đầu tiên tại Lionbooks khai thác chất liệu từ miền đất đại ngàn Tây Nguyên, nhằm nuôi dưỡng tâm hồn, tình yêu sách, yêu thiên nhiên, quê hương
Khám phá vẻ đẹp của những dãy cà phê hoa nở, những thác nước hùng vĩ, những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Ê Đê,…
Giúp con thêm yêu thiên nhiên, trân trọng những quy luật tự nhiên, tôn trọng tập tính và môi trường sống của các bạn động vật.

Share your thoughts