Nam Bộ – Tiếng nói hào sảng vang sắc tự hào!

Series bài “Vẻ đẹp đất nước” được xây dựng nhằm tôn vinh giá trị văn hóa – con người – ẩm thực – thiên nhiên của mỗi vùng miền trên đất nước ta, nằm trong chuỗi bài viết truyền thông cho dòng sách “Em yêu Việt Nam mình” được Lionbooks phát hành. 

Việt Nam mình đẹp vô cùng, nơi đâu cũng là rừng vàng, biển bạc, đồng lúa bạt ngàn, con người thân thiện, văn hóa – lịch sử có bề dày cả ngàn năm,… Tất cả đều là những chất liệu tuyệt vời nhất để nuôi dưỡng những em bé Việt lớn lên, trưởng thành hạnh phúc, mang trong mình sự tự tin, tự hào dân tộc.

Ba mẹ tham khảo những bộ sách thuộc dòng sách Em yêu Việt Nam mình tại: https://lionbooks.vn/danh-muc-san-pham/tu-sach-viet-nam-que-minh/

1. Vị trí địa lý

Nam Bộ hoặc là miền Nam là một trong 3 vùng lãnh thổ của Việt Nam (gồm Nam Bộ, Trung Bộ, và Bắc Bộ). Phần lớn địa hình Nam Bộ là đồng bằng phù sa thuộc hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long hay còn được gọi tắt là miền Đông và miền Tây. Từ thế kỷ 17, Nam Bộ là phần lãnh thổ mới nhất của Việt Nam trong quá trình Nam tiến, và từng được gọi là Gia Định rồi Nam Kỳ (1832–1945).

2. Văn hóa

Đất Nam Bộ là một vựa lúa chính, đồng thời là vựa trái cây nổi tiếng với đủ các chủng loại hoa quả miền nhiệt đới. Từ chôm chôm, vú sữa, măng cụt, sầu riêng cho đến mít, chuối, xoài, ổi, nhãn, cam, quýt,… Mỗi địa phương đều có bảo tồn loại sản vật riêng, đa dạng và phong phú. Với ưu thế sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và bưng biền ngập nước mênh mông là nơi sinh sống lý tưởng của rắn, rết, cá sấu, rùa, ba ba, tôm, cá, cua, còng… và cả các loại chim chóc nữa. Nam Bộ tập trung nhiều món ăn ngon, nhiều sản vật lạ từ lâu đã đi vào kho tàng văn học dân gian.

Nam Bộ vừa có bề dày tiến trình lịch sử văn hóa lại vừa là vùng đất giàu sức trẻ do các tộc người ở đây đang dày công xây dựng nên. Từ vị thế địa lý, văn hóa Nam Bộ, đang giúp trở thành trung tâm của quá trình tiếp biến văn hóa, phần nào tạo cho vùng có những nét đặc thù, diện mạo mới đối với các vùng văn hóa khác ở Việt Nam. Hệ giá trị văn hóa Nam Bộ là truyền thống văn hóa dân tộc và những giá trị cốt lõi hình thành phong cách văn hóa riêng vùng. Tính mở của một vùng đất mới làm nên tính năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm của người dân Nam Bộ. Tính mở là cơ sở cho việc tiếp nhận và tiếp biến thành công nhiều giá trị văn hóa cao và hiện nay có thêm nền văn minh hiện đại.

3. Ẩm thực

Văn hóa ẩm thực Nam Bộ mang đậm nét phóng khoáng và hoang dã, theo mùa.

Thực phẩm chính là lúa gạo, thủy hải sản, rau quả. Món ăn Nam mang phong cách của vùng sông nước hoang dã và hào sảng. Người dân sống dựa vào thiên nhiên, tận dụng những nguồn thực phẩm của thiên nhiên theo mùa để đưa vào bữa cơm của mình. Món ăn được chế biến từ thực phẩm đến từ thiên nhiên. 

Bên cạnh đó mùa nào thức nấy chính là đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Nam Bộ. Mùa nước nổi và mùa gặt chính là 2 mùa mang đến nhiều sản vật làm nên điểm cuốn hút của người miền Nam. Với mùa nước nổi, bạn sẽ thấy bữa ăn của người Nam Bộ xuất hiện cá linh, bông điên điển, bông súng. Đến mùa gặt là thời điểm lý tưởng đến thưởng thức món cá lóc, cua đồng, rau đắng một cách ngon nhất.

Đa số món ăn của người Nam Bộ đơn giản trong cả thành phần nguyên liệu và cách chế biến. Vị ngọt, béo trong nước cốt dừa chính là nét đặc trưng trong ẩm thực của người miền Nam. Khẩu vị của người Nam Bộ khá rõ ràng vị nào ra vị nấy. Điển hình như, món kho quẹt cũng sẽ mặn đến quéo lưỡi; hay vị cay thanh của nước chấm có gừng.

Lẩu cá linh bông điên điển là đặc sản mỗi khi mùa nước nổi về. Được chế biến từ những nguyên liệu tự nhiên từ sông nước, lẩu cá linh bông điên điển mang đậm hương vị dân dã.
Cá lóc nướng trui chắc chắn là đặc sản ngon trứ danh của đất Nam Bộ. Cá lóc được bắt ở các đồng ruộng sau đó sơ chế kỹ, hoàn toàn không tẩm ướp gia vị rồi đem xiên qua thanh tre.

Những bộ sách do Lionbooks phát hành được lấy chất liệu từ miền Nam Bộ

Mùa hè của Nội được ra đời nhằm gói ghém những yêu thương về tình cảm bà – cháu, về tình yêu gia đình, quê hương đến các bạn nhỏ Việt trên nền chất liệu văn hóa của miền Tây Nam Bộ. Mở ra “Mùa hè của Nội”, là mở ra một miền kí ức tuổi thơ tuyệt đẹp về bà, là mở ra cuộc hành trình:

  • Theo Nội ra chợ, ngắm nhìn chợ nổi nhộn nhịp, tươi vui, đầy sức sống 
  • Bước đi trên những con hẻm nhỏ với những lớp nhà nửa trên sông, nửa trên bờ độc đáo – nơi nhà Nội ở đó
  • Nghe tiếng Nội, tiếng người miền Tây nói chuyện hào sảng, hiếu khách…
Thuộc bộ sách Em yêu Việt Nam mình, mang bối cảnh miền Tây sông nước Việt Nam
MÙA HÈ CỦA NỘI – Món quà quý giá nhất dành tặng người thân chính là thời gian của chúng ta!
Từ điển miền Tây – Khám phá những từ địa phương mang đậm chất Tây Nam Bộ

Share your thoughts